Lúc bệnh viện trả về, bà Phạm Thị Thịnh (thôn Trắc Cầu, xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) nằm liệt giường, không nói, không ăn uống được. Gia đình dồn hết tiền của chạy chữa, chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng nhưng bệnh của bà vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí còn ngày một nặng hơn. Mọi người đều xác định bà sẽ không qua khỏi, cùng lắm sống thêm được một hai tháng.
Một ngày, trái gió trở trời, vết thương sưng to quá khiến bà Thịnh choáng váng đầu óc, không mở mắt nổi nữa, thì có một người quen lâu ngày không gặp đến thăm hỏi. Nhìn thấy hai bên má bà thủng lỗ to tướng, máu mủ cứ thế chảy ra, người nhà phải thay băng liên tục, ông ta bảo ông Thắng (chồng bà Thịnh) thử đi tìm lá lược vàng về giã lấy nước uống và đắp vào vết thương.
Bản thân người bạn đó lúc trước cũng từng chứng kiến nhiều trường hợp chạy chữa bằng cách uống nước giã từ lá lược vàng và có trường hợp đã khỏi ung thư. Ông ta bảo, lá lược vàng có chất kháng sinh cực mạnh, nhưng ngược lại cũng có độc tính, biết đâu lại “lấy độc trị độc?
"Nghe có vẻ phi lý, chúng tôi còn chả biết nó là cái lá gì nữa, nhưng thôi còn nước còn tát. Thế mà từ lúc dùng lá lược vàng, mẹ tôi bắt đầu có sự thay đổi khá rõ rệt, không những lành được vết thương mà còn chữa được cả ung thư. Đúng là ở đời quả có nhiều cái mình vẫn chưa biết được", anh Hùng (con trai bà Thịnh) chia sẻ.
Anh Hùng kể, lúc anh chạy đi tìm một người quen chuyên về thuốc nam trong thị trấn, mới biết dân gian vẫn dùng loài cây này để chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Ngoài ra, nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể. Thế là mọi người trong gia đình chạy khắp xóm dò hỏi, nhưng không có nhà nào trồng loại cây này.
Mất cả buổi chia nhau đi khắp nơi tìm kiếm, ông Hồ Đức Thắng (chồng bà Thịnh) mới thấy có nhà trồng lược để trang trí lối đi ở xã bên. Xin được vài cây, ông tức tốc mang về, bẻ lá cho vào máy xay sinh tố, lấy nước và bảo con trai nhấc đầu mẹ dậy cho uống. Phần bã còn lại, ông đắp vào lỗ thủng ở cằm vợ. Được một lát, thấy vết đau lại càng sưng to, bà Thịnh kiệt sức ngất xỉu.
Sáng hôm sau, thấy hơi thở của bà đều hơn, vết sưng hai bên má không còn màu đỏ ửng như trước nữa. Mọi người tiếp tục giã thuốc đắp vào. Vài ngày tiếp theo, mọi người mừng rỡ khi thấy lỗ thủng bên má bớt chảy mủ, bà Thịnh bắt đầu ú ớ nói được vài lời và cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm hơn hẳn. Bà bảo, cổ họng đã đỡ đau rát hơn.
Cứ như vậy, ngày nào ông Thắng cũng nghiền lá lược vàng hòa nước cho vợ uống, bã đắp lên vết thương. Lỗ thủng bên má bà Thịnh lúc đầu còn mưng mủ, sau dần chuyển sang máu đen, rồi máu tươi. Chỉ trong vòng 3 tháng, vết thương dần dần được bịt kín, lên da non như có phép lạ.
Bà Thịnh bắt đầu ngồi dậy được. Vì mất hẳn hàm dưới nên bà chỉ ăn được cháo, nhưng sức khỏe đã hồi phục đáng kể. Hôm cả nhà dìu ra bệnh viện K khám lại, ông bác sĩ hồi trước từng khuyên gia đình đưa bà về nhà, nhìn thấy bà còn giật bắn người, làm rơi cả đống hồ sơ. Vị bác sĩ thẫn thờ không hiểu vì sao một bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối lại có thể hồi phục nhanh đến như vậy.
Kết quả chiếu chụp cho thấy bệnh tình của bà Thịnh thuyên giảm rất nhiều, những vùng tổn thương trong vòm họng đã bắt đầu lên da non, các bác sĩ khuyên bà tiếp tục về điều trị bằng lá lược vàng.
Loài cây này rất dễ trồng, và cũng nhanh phát triển. Gia đình bà Thịnh gọi đó là “thần dược”. Ông Thắng trồng đầy vườn. Buổi sáng ông bứt cho bà 5 lá nấu nước uống. Buổi tối bà cũng uống lá lược vàng trước bữa ăn. Cứ thế, cơ thể bà Thịnh phục hồi dần trong ánh mắt kinh ngạc của gia đình họ hàng, làng xóm. Các bệnh đau khớp, đau dạ dày do uống nhiều kháng sinh cũng theo đó mà mất hẳn.
Đến năm 2005, bà Thịnh ra viện K xét nghiệm lại một lần nữa, bác sĩ kết luận bà đã khỏi hoàn toàn, không còn mầm bệnh ung thư .
“Tôi đã tìm hiểu thêm rất nhiều tài liệu, và biết rằng cây lược vàng rất độc. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù. Thậm chí, có bài báo còn đăng một nghiên cứu khẳng định rằng thân cây lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều cao, đồng thời họ khuyên người sử dụng không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống, khi chưa có kết luận chính thức. Tuy nhiên, đối với tôi thì nó lại không hề có tác dụng phụ gì cả. Nhiều người cũng thắc mắc, nhưng tôi không biết cách giải thích, chỉ biết chứng minh là bệnh của mình đã khỏi.
Bây giờ, tôi có thể đi tập thể dục với mọi người, ai cũng mừng cho tôi. Có người còn bảo thần sắc của tôi khá hơn cả lúc trước khi bị bệnh. Nói cho công bằng thì tôi là người may mắn, vì đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần”, bà Thịnh chia sẻ.
Bà Thịnh bảo, lúc khỏi bệnh, rất nhiều người hỏi, cả báo chí cũng đến đưa tin. Bà đã nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại từ khắp nơi trong nước và nước ngoài hỏi cách chữa bệnh bằng lá lược vàng. Cũng có không ít người hoài nghi cho rằng bà bịa đặt. Tuy vậy, mỗi lần nghe điện hoặc tiếp khách tại nhà, cả gia đình đều tận tình chỉ dẫn phương pháp điều trị và tặng cây giống lược vàng cho người cần. Nhiều hội thảo tổ chức ở Hà Nội cũng gửi thư mời cả 2 vợ chồng ra nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm về cách sử dụng loài cây mà bà Thịnh vẫn gọi là “thần dược" này.
Bà Thịnh còn khẳng định thêm, từ những mách bảo của gia đình, nhiều người đã dùng lá lược vàng chữa bệnh, trong đó một số người thông báo đã chữa khỏi.
Hải Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét